Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

TÍNH BÙ GIÁ CA MÁY


MỤC LỤC






TÍNH BÙ GIÁ CA MÁY

1.                 Tại sao phải tính bù ca máy

Cấu thành nên chi phí một máy có nhiều các yếu tố, ta quan tâm đến chi phí nhiên liệu, và nhân công lái máy. Phần tính toán các chi phí của máy trong phần mềm lấy theo Thông tư 06/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 (nguyên giá, định mức nhiên liệu (DMNL) , nhân công, hao phí sửa chữa...).
Lương thợ lái tính theo Nghị định 205/2004/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2004. Để chỉnh sửa các giá trị nguyên giá, DMNL,.. của máy, xem chi tiết phần Quản trị cơ sở dữ liệu Delta 8.x - DMNL

2.                 Các phương pháp tính bù ca máy của Delta 8.x

Trên phiên bản mới của dự toán Delta9.0 chúng tôi xin giới thiệu các cách tính bù giá ca máy như sau:
Cách 1: Bù giá ca máy (Bù giá CM) = Bù giá nhiên liệu + Bù giá lương thợ lái máy.
Cách 2: Bù giá ca máy (Bù giá CM) = Bù giá nhiên liệu + Tính hệ số bù lương thợ lái.
Cách 3: Chỉ tính bù nhiên liệu (Không tính bù lương thợ lái)
Cách 5: Bù trực tiếp: Nhập giá ca máy tại thời điểm làm dự toán.
Cách 6: Bù theo hệ số điều chỉnh máy thi công.
Cách 7: Tự động tính giá ca máy áp dụng nguyên giá thông tư 06/2010.
Cách 8: Tự động tính giá ca máy áp dụng nguyên giá thông tư 06/2010 - Điều chỉnh nhóm nhân công theo thông tư 01/2015
Cách 9: Tự động tính giá ca máy theo QĐ 1134/2015



Tùy thuộc vào loại máy đang sử dụng, chương trình sẽ bóc phần hao phí nhiên liệu và thợ lái máy rồi căn cứ vào giá máy, giá nhân công do người dùng đưa vào để tính phần chênh lệch (bù).
Trong phần mềm Detla8.x, việc tính bù giá ca máy rất dễ dàng, người dùng chỉ việc nhập giá nhiên liệu do bộ tài chính thông báo và bảng lương tối thiểu đang áp dụng tại địa phương, chương trình sẽ tự động tính toán lương ngày công trung bình theo bậc thợ rồi tính lượng bù giá cho nhiên liệu và bù giá lương thợ lái máy.
Phần bù lương thợ lái có thể tính ngược ra hệ số dựa trên bảng lương đang áp dụng tại từng địa phương. Tại một số địa phương có ban hành hệ số cho phần lương thợ lái thì người dùng chỉ việc tự nhập hệ số bù lương thợ lái.

3.                 Bù giá ca máy (Bù giá CM) = Bù giá nhiên liệu + Bù giá lương thợ lái máy.

Ta chuyển tới sheet “Bù giá CM” Ở đây chương trình đã tự động phân tích máy (Các máy được dùng trong từng hạng mục dự toán. Máy đó sử dụng nhiên liệu gì, nhân công dùng để lái máy là nhân công bậc bao nhiêu nhóm mấy )
Người dùng bấm phải chuột chọn Cách 1: Bù giá ca máy (Bù giá CM) = Bù giá nhiên liệu + Bù giá lương thợ lái máy.




Các thông số cung cấp chương trình tính toán, có thể nhập dữ liệu ở sheet Đầu vào hoặc phải chuột ở sheet Bù ca máy/ Nhập lương và giá nhiên liệu.
Phần Nhiên liệu:  Người dùng sẽ nhập giá của các nhiên liệu để tính ra chênh lệch nhiên liệu cần bù.
     Giá gốc: Giá nhiên liệu gốc của bộ đơn giá đang áp dụng. Delta đã cung cấp gía nhiên liệu cho từng bộ đơn giá. Người dùng kiểm tra lại giá trị và chỉnh sửa đúng với giá trị bộ đơn giá áp dụng.
     Giá thông báo: Lấy theo giá thông báo mới nhất của địa phương tại thời điểm làm dự toán cho công trình.
   Áp dụng định mức ca máy gốc và định mức ca máy hiện tại:
    
+ Theo thông tư 06/2010: Định mức ca máy gốc của các bộ đơn giá ban hành trước thời điểm 2015 ta chọn định mức theo thông tư 06/2010
     + Theo thông tư 06/2010 - Điều chỉnh nhóm nhân công theo Thông tư 01/2010: Những bộ đơn giá ban hành – hoặc những dự toán lập trong giai đoạn ban hành thông tư 01/2015 (Tháng 03/2015 – tháng 03/2016).
     + Định mức ca máy 1134/2015: Các bộ đơn giá ban hành sau năm 2015 (Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum…) và những dự toán lập từ tháng 05/2015 áp dụng định mức ca máy này.
     Người dùng lựa chọn cẩn trọng những định mức ca máy thích hợp cho thời điểm gốc và thời điểm làm dự toán đảm bảo đúng giá trị bù.




Phần Thông số tính lương thợ lái máy:
     Chọn cách tính lương cho thợ lái máy gốc và thợ lái máy hiện tại.
     + Tính lương theo nghị định 205/2004 (Những bộ đơn giá ban hành trước thời điểm tháng 5/2015 tính theo phương pháp này).
     + Tính lương theo thông tư 01/2015: Lương nhân công = lương vùng x hệ số lương nhân công/ số ngày công
     + Lương tính theo Thông tư 05/2015: Phương pháp tính lương tương tự thông tư 01/2015 (Dựa vào mức lương cơ sở tỉnh ban hành)
     + Chọn bảng tính lương theo QĐ riêng của tỉnh: Ví dụ Quảng Ninh có 1919/2015, Hà Nội có QĐ 7414/2015: Với những bảng riêng tỉnh thường đưa ra giá trị nhân công riêng cho từng khu vực, người dùng chọn yếu tố khu vực thêm để áp giá nhân công.
     Nhập các thông số tính lương: Lương tối thiểu chung gốc, lương tối thiểu vùng gốc, các hệ số phụ cấp để tính lương thợ lái máy gốc.
     Nếu người dùng tính lương cho thợ lái máy hiện tại theo thông tư 01/2015, hoặc thông tư 05/2016 thì chỉ quan tâm đến yếu tố lương tối thiểu vùng (lương cơ sở) làm công trình.
Người dùng nhập mức lương đang được áp dụng tại địa phương và các khoản phụ cấp để tính chênh lệch nhân công lái máy.
Với mỗi bộ đơn giá nhà nước áp dụng, Delta đã cung cấp các giá trị lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng, các hệ số phụ cấp tương ứng cho từng bộ, người dùng tham khảo chỉnh sửa theo vùng áp dụng làm dự toán.



 Kết quả tính toán sẽ đươc thể hiện chi tiết tại sheet Bù Ca máy. Phần thành tiền sau khi tính toán sẽ được đưa sang bảng “Tổng hợp máy thi công” và đưa sang sheet “Tổng hợp kinh phí hạng mục”.





Sau khi tính toán xong chương trình đưa ra được bảng “Tổng hợp nhiên liệu”. Check chọn Có tạo bảng tổng hợp nhiên liệu để xem tổng nhiên liệu dùng trong công trình.
Để xem chi tiết các máy được dùng trong những công tác nào, bấm chọn Hiển thị chi tiết khối lượng để xem.
Bảng Bù Ca máy: Nếu người dùng chọn cùng Định mức ca máy cho thời điểm gốc và thời điểm hiện tại thì giá trị Nhiên liệu và nhân công lái máy trình bày trên cùng 1 dòng để trừ tương ứng.
Nếu Định mức nhiên liệu gốc và hiện trường khác nhau: Bảng tính sẽ trình bày theo dòng: Nhiên liệu (Dòng cho nhiên liệu hiện tại, Dòng cho nhiên liệu gốc), tương tự với nhân công lái máy (Dòng cho nhân công gốc và dòng cho nhân công hiện tại).



4.                 Bù giá ca máy (Bù giá CM) = Bù giá nhiên liệu + Tính hệ số bù lương thợ lái.

Ở sheet “Bù CM” người dùng bấm phải chuột và chọn cách 2.
Sau đó người dùng tiến hành nhập lương và giá nhiên liệu bằng cách bấm phải chuột và chọn mục “Nhập lương và  giá nhiên liệu” thao tác như cách 1
Chương trình sẽ tự động tính ra phần chênh lệch nhiên liệu. Riêng phần tính hệ số lương thợ lái. Chương trình tạo ra một bảng tính chi tiết. Xem hình dưới:




Nhân công hiển thị chi tiết cho từng loại máy, chương trình tự động bóc tách và tính hệ số điều chỉnh cho từng hạng mục.



Sau khi tính ra chênh lệch nhiên liệu và tính ra hệ số bù lương thợ lái máy. Chương trình sẽ đưa các bảng sang sheet “Máy TC (Bảng tổng hợp máy và chênh lệch giá)”  và người dùng sang sheet “Tổng hợp KPHM” để lựa chọn cách tính cho phù hợp.



Tương tự với cách 1, chọn xem hiển thị chi tiết khối lượng và bảng Tổng hợp nhiên liệu cho toàn công trình.

5.                 Chỉ tính bù nhiên liệu (Không tính bù lương thợ lái).

(Cách này ít dùng).
 Với cách tính này chương trình chỉ tính phần nhiên liệu bù. Nhập đầy đủ thông tin nhiên liệu. Bấm phải chuột chọn Cách 3



6.                 Bù trực tiếp bằng cách nhập trực tiếp giá ca máy.

Có bảng giá ca máy của các máy tại thời điểm làm dự toán, người dùng nhập trực tiếp các giá của từng máy vào sheet Giá Thông báo.
Giá thông báo có sự chênh lệch với gía gốc sẽ hiển thị màu xanh như hình dưới. Chương trình sẽ tính lượng chênh lệch bù so với giá tại thời điểm ban hành bộ đơn giá áp dụng.
Bỏ sheet Bù Giá Ca máy - Vì chỉ tính bù 1 trong các cách.






7.                 Tính bù theo hệ số điều chỉnh máy thi công.

Các sở ban ngành thường ban hành các văn bản về việc công bố hệ số điều chỉnh dự toán xây dựng công trình: gồm hệ số điều chỉnh nhân công và hệ số điều chỉnh máy thi công áp dụng cho các vùng. Để thực hiện tính bù theo hệ số điều chỉnh, chuyển sang sheet Tổng hợp KPHM/ Tra hệ số chi phí xây lắp



Nhập hệ số bù giá máy, bấm Cập nhật.



8.                 Tự động tính và lắp giá ca máy theo thông tư 06/2010

Chương trình dựa vào thông tư 06/2010 - Định mức ca máy của các máy thi công - và các thông số về nhiên liệu, lương nhân công người dùng cung cấp ở sheet đầu vào.




Sau đó sang sheet Giá thông báo:



Chương trình sẽ tự động tính và lắp giá máy tương ứng:



Để xem cách tính và định mức của từng máy, người dùng sang sheet Tính Giá Máy để xem cụ thể.
Người dùng phải chuột để tùy biến
     Hiệu chỉnh định mức, nguyên giá máy
     Chọn cách tính lương thợ lái máy
     + Theo thông tư 01/2015
     + Theo thông tư 05/2016
     +Theo thông nghị định 205/2004


9.                 Tự động tính và lắp giá ca máy theo thông tư 06/2010 - Điều chỉnh nhóm nhân công theo thông tư 01/2015.

Tương tự với mục 8 (tự động tính và lắp giá ca máy theo TT06/2010 - Người dùng thao tác các bước tương tự
Ở sheet đầu vào: Chỉ Nhập lương tối thiểu vùng mới và Nhiên liệu mới
Sang sheet Giá thông báo



10.            Tự động tính giá ca máy theo QĐ 1134/2015


11.            Xem sửa định mức nhiên liệu (DMNL)



Muốn chỉnh sửa các thông tin về máy (nguyên giá, lượng nhiên liệu, nhân công,..) chương trình có tính năng Xem/ sửa định mức nhiên liệu. Phải chuột ở sheet Bù giá CM chọn như hình trên. Ta có màn hình Quản trị cơ sở dữ liệu Delta 8.x - Định mức nhiên liệu.



a.             Thêm mới máy

·                Bấm Thêm mới trên menu phải chuột form




·                Nhập đầy đủ các thông tin của máy ở những ô tô màu.
·                Phải chuột dưới lưới hao phí, tùy chỉnh hao phí nhân công từng máy.
·                Với nhân công: Phải chuột chon Thêm nhân công lái



·                Chọn nhân công phù hợp bấm nút Chọn. Nhân công vừa chọn xuống lưới hao phí máy, nhập hao phí nhân công.
·                Sau khi hoàn thành nhập các thông tin cho một máy, bấm Thêm để hoàn thành việc Thêm mới định mức nhiên liệu cho một máy.

b.             Chỉnh sửa DMNL cho máy

·                Mục đích: Chỉnh sửa lại theo đúng yêu cầu người dùng về DMNL cho máy
·                Chọn máy muốn chỉnh sửa
·                Bấm phải chuột chọn Sửa




·                Chỉnh sửa dữ liệu cho máy
·                Thêm xóa hao phí nhiên liệu và nhân công tương tự như phần Thêm mới

c.              Xóa DMNL của máy.

·                Mục đích: Xóa DMNL của một máy nào đó ra khỏi dữ liệu DMNL
·                Chọn máy muốn xóa DMNL
·                Bấm Phải chuột chọn Xóa












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét